Ngay sau khi thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) nhanh chóng cải tạo ao đầm thả vụ tôm nuôi mới. Năm nay, tình hình hạn, mặn được dự báo sẽ diễn ra gay gắt, chính vì vậy, ngành chuyên môn khuyến cáo bà con cần bám sát lịch thời vụ để có vụ mùa đạt hiệu quả.
Mô hình được triển khai tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ với qui mô 150 m2 do 03 hộ nông dân thực hiện (50 m2/hộ). Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 3.000 con lươn giống nhân tạo với kích cỡ 100 con/kg.
Vụ mùa năm 2017, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (thuộc Bộ NN&PTNT) đầu tư dự án mô hình nuôi tôm sú - trồng lúa. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng suất và chất lượng con tôm và hạt lúa, từng bước xây dựng mô hình nuôi tôm sú - trồng lúa phát triển bền vững. Bước đầu dự án này đã phát huy hiệu quả.
Hiện nay, một số hộ dân nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang thu hoạch với không khí phấn khởi, bởi không chỉ bán được giá mà còn tạo được sự liên kết với doanh nghiệp thu mua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ theo nghề này phải tiếc nuối do không có sản phẩm để bán.
Từ sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, cá tra bán tại hầm liên tục tăng giá. Hiện nay, dù giá có chựng lại nhưng người nuôi vẫn có lời. Bên cạnh yếu tố nguồn nguyên liệu giảm, việc cá tra “sống lại” có phần do các hộ nuôi đã ý thức hơn về trách nhiệm sản xuất sạch, chất lượng con giống cũng được nâng lên.
Giảm chi phí, tăng chất lượng
Để tiếp tục bám biển và làm giàu từ biển, giải pháp quan trọng là ngư dân cần quan tâm xây dựng thị trường tiêu thụ. Chính ngư dân mới là người quan trọng nhất trong câu chuyện nâng cao khả năng tiêu thụ cũng như giá trị sản phẩm.
Vụ tôm nước lợ xuân - hè năm 2017, toàn tỉnh Thanh Hóa phấn đấu thả nuôi 3.813 ha tôm sú và 260 ha tôm he chân trắng (tăng gần 40 ha so với năm 2016).
Với mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, mang lại giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường, TP Hà Nội quy hoạch xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư nên hạ tầng kỹ thuật các vùng NTTS thiếu đồng bộ, trong khi đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù đã bước vào những ngày cuối tháng giêng, đầu tháng 2 (âm lịch), nhưng giá cá lóc nuôi trong vèo vẫn ở mức thấp và chưa có dấu hiệu phục hồi. Điều này khiến nhiều hộ nuôi đang “điêu đứng”.
Từ hiệu quả mô hình nuôi tôm xen cua, cá an toàn sinh học (ATSH) tại huyện Tuy Phước và Hoài Nhơn, năm 2017 ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ người dân nhân mô hình ra diện rộng, nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tel: | (028) 2253 9517 |
(028) 2253 9518 |
|
Hotline: |
096 105 4610 |
Email: |
info@greenbiotech.vn |
© Copyright 2008 GREEN BIOTECH. All rights Reserved
Design Thiet ke Web By Vihan