slide homeslide homeHome slide

tin tức

Quế Phong (Nghệ An): Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn thịt, gà an toàn sinh học

 Quế Phong là 1 huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Thực trạng sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn bất lợi, trong đó phát triển chăn nuôi nói chung chưa chủ động được nguồn giống, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

                                                         

Cán bộ Trạm KN kiểm tra mô hình lợn thịt của hộ Vi Thị Dung ở bản Na Cày – xã Tiền Phong - Quế Phong – Nghệ An

Mặt khác, chăn nuôi trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu nuôi theo phương thức truyền thống, thả rông gia súc gia cầm trong vườn nhà, nuôi chung nhiều loại vật nuôi, độ tuổi khác nhau như: gà, vịt, lợn, bò,... Với phương thức chăn nuôi này vừa không kiểm soát được dịch bệnh, vừa không đem lại hiệu quả kinh tế, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân.
Để giúp bà con nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao thu nhập cũng như phát triển chăn nuôi bền vững, năm 2016 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An phối hợp với các trạm khuyến nông huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn và Tương Dương xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Trạm Khuyến nông Quế Phong đã xây dựng thành công nhiều mô hình chăn nuôi như mô hình chăn nuôi lợn thịt và mô hình chăn nuôi gà thịt.
Đối với mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học được triển khai ở xã Châu Kim, với 1.000 con/5 hộ, giống gà cỏ 15 ngày tuổi, sau 4 tháng nuôi trọng lượng gà lúc xuất chuồng bình quân đạt 2,0 kg/con (phương pháp cũ đạt 1,5 -1,7 kg/con). Tỷ lệ nuôi sống đạt 93%, cao hơn phương pháp nuôi truyền thống (chỉ đạt 20 - 25%). Mô hình cho thu nhập vượt trội hơn hẳn nuôi truyền thống, tổng chi 170,9 triệu đồng/1.000 con, tổng thu 204,6 triệu đồng/1.000 con, lãi thu được 33,7 triệu đồng/1.000 con, còn đại trà chỉ là 6,95 triệu đồng/1.000 con.
Mô hình không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm, mà còn tạo điều kiện cho nông dân giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để cùng nhau làm giàu. Đặc biệt hơn, sau khi kết thúc mô hình một số hộ đã mở rộng thêm qui mô, có hộ phát triển chăn nuôi theo hướng thịt và hướng sinh sản, các hộ đều biết và nắm vững qui trình kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý dịch bệnh.
Đối với mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học được triển khai ở xã Tiền Phong, với 50 con/5 hộ, giống lợn lai (Móng cái lai với Yorshire, Landace), sau 4 tháng nuôi trọng lượng lợn lúc xuất chuồng bình quân đạt 8,8 kg/con (phương pháp cũ đạt 70 - 75 kg/con). Tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, tổng chi 4.961.300 đồng/con, tổng thu 5.126.350 đồng/con, thu được lãi thuần là 165.050 đồng/con. Tuy lợi nhuận chưa cao, nhưng qua thực hiện mô hình đã giúp người dân dần xoá bỏ tập quán chăn nuôi cũ lạc hậu, kém hiệu quả, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi lợn. Thay đổi nhận thức của người dân trong chăn nuôi theo hướng đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, không làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, đảm bảo vệ sinh môi trường, cung cấp sản phẩm an toàn cho cộng đồng.
Nguyễn Thị Thu (Trung tâm Khuyến nông Nghệ An)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Liên Kết
  CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC XANH
Địa chỉ:  24-26 đường 2A, KDC Dương Hồng Garden House, Nguyễn Văn Linh, Bình Hưng, Bình Chánh, HCM
Điện Thoại: 0976543399 - 028 2253 9517, 028 2253 9518

Email: info@greenbiotech.vn
Website: greenbiotech.com.vn, greenbiotech.vn

 

© Copyright 2008 GREEN BIOTECH. All rights Reserved

Design Thiet ke Web By Vihan